NHÂN SÂM HÀN QUỐC
THỨC QUÀ QUÝ BIẾU TẶNG GIA ĐÌNH
Theo tiếng Hàn, nhân sâm được gọi là insam, được mệnh danh là thuốc tiên của các loại thuốc. Theo truyền thuyết, nhân sâm bắt đầu được trồng trên núi Geumsan từ khoảng 1500 năm trước. Sau đó, nhân sâm được người dân đưa xuống trồng ở sườn núi, chân núi. Và ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhân sâm Hàn Quốc đã được người dân trồng và chăm sóc trên các cánh đồng.
Tuy được trồng trên các cánh đồng, nhưng nhân sâm chất lượng nhất vẫn là nhân sâm được trồng ở Geumsan. Ở Geumsan, núi chiếm tới 2/3 diện tích, bên cạnh đó là khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ là điều kiện thuận lợi để nhân sâm phát triển và có chất lượng tốt nhất tại Hàn Quốc.
Nhân sâm có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đó chính là lý do nó luôn được mệnh danh là thần dược trong y học phương Đông. Nhâm sâm có nhiều công dụng nhưng tùy vào mỗi loại sâm lại có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, nhân sâm nói chung đều có những lợi ích đối với sức khỏe như: tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch; giải độc; chống lão hóa da; phục hồi sức khỏe do thiếu máu; giảm căng thẳng, mệt mỏi; hỗ trợ và cải thiện trí nhớ,…
Chất lượng của nhân sâm còn phụ thuộc vào số tuổi của sâm và loại sâm. Có ba loại sâm chính là sâm tươi, bạch sâm và hồng sâm.
Sâm tươi
Sâm vừa thu hoạch, chưa qua sơ chế (vẫn còn đất trên thân sâm) được gọi là Sâm tươi. Sâm tươi được phân loại theo số năm trồng, phổ biến là loại sâm tươi 6 tuổi, 5 tuổi và 4 tuổi. Nhân sâm tươi có thể sử dụng làm: trà nhân sâm, rượu sâm, gà hầm sâm,…
Hồng Sâm
Được chọn lọc kỹ càng từ những củ sâm to, Sâm tươi được hấp chín trong khoảng 2 tiếng, sau đó được đem đi phơi hoặc sấy khô. Khi sâm được phơi/sấy khô còn khoảng 14% lượng nước trong sâm, thì ruột sâm chuyển sang màu hồng trong suốt nên được gọi với cái tên là Hồng sâm. Hồng sâm được chia thành các loại: Lương Sâm, Thiên Sâm, Địa sâm. So với nhân sâm tươi thì Hồng sâm được đánh giá cao hơn rất nhiều, bởi trong quá trình chế biến, Hồng sâm được tích tụ và tạo ra nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bạch Sâm
Bạch sâm được chế biến từ những củ sâm tươi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về hình dáng và chất lượng để làm Hồng sâm. Nhân sâm được bỏ lớp vỏ ngoài, trần qua nước sôi, sau đó ngâm qua đường một vài ngày rồi mang đi phơi đến khi lượng nước trong sâm còn khoảng 14%, và vỏ sâm chuyển sang màu trắng đục là lúc thành phẩm Bạch sâm hoàn thành. Bạch sâm được chia thành các loại như: bạch sâm khô nguyên củ, bạch sâm rễ, bạch sâm thân,… tùy theo hình dáng và nguyên liệu làm bạch sâm.
Với sự nổi tiếng và phổ biến của nhân sâm tại Hàn Quốc, đất nước này đã đưa ra một sắc luật riêng cho sản phẩm này. Theo đó, chất lượng tất cả các sản phẩm nhân sâm tung ra tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước đều phải được Trung tâm quản lý chất lượng kiểm tra, cấp phép.
Nguồn http://dulichdisanviet.vn